Quy hoạch dự án phân tách và xây dựng Thành phố Thủ Đức

224
Tổng quan dự án phân tách và xây dựng Thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức tiền thân là một trong những quận ngoại vi của Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích tương đối rộng lớn cùng sự phân bố dân cư đông đúc từ nhiều tỉnh thành trên đất nước. Có quy mô nền kinh tế tương đối sôi động với nhiều nhà máy sản xuất, trụ sở hoạt động của nhiều công ty trong và ngoài nước. Đây cũng là địa điểm trọng yếu của nhiều trường Đại học, cơ sở giáo dục lớn của cả nước. Tiếp giáp với nhiều tỉnh thành miền Nam thành phố, Thủ Đức có tiềm năng phát triển độc lập và nhanh chóng với vị thế của một tỉnh thành riêng biệt.

Nhìn thấy được tiềm năng phát triển cũng như các cơ hội hiện tại, ban lãnh đạo các cấp chính quyền đã đề xuất dự án phân tách và xây dựng Thủ Đức thành một thành phố đầy tiềm năng phát triển và hội nhập trong tương lai. Cùng batdongsanngaynay.com tìm hiểu tổng quan về dự án này nhé!

Phân tích trung tâm thành phố Thủ Đức

Ưu điểm của Thành phố Thủ Đức

Theo nhận định của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Thì phường Trường Thọ của quận Thủ Đức hiện nay trong tương lai sẽ trở thành trung tâm thành phố Thủ Đức. Bởi những ưu điểm sau:

+ Vị trí địa lý cửa ngõ, khu Trường Thọ phù hợp phát triển cả 3 loại hình giao thông. Đó là đường thủy, đường bộ, metro. Quy hoạch 1/2000 của Khu đô thị Trường Thọ cũng được xem xét điều chỉnh để sớm. Để thực hiện loạt dự án của thành phố Thủ Đức.

+ Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức được định hướng xây dựng thành một khu đô thị mới. Nằm dọc theo tuyến đường Xa Lộ Hà Nội và tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Khu này gồm cụm cảng IDC Trường Thọ và nhà máy xi măng Hà Tiên. Cũng như công ty thép Thủ Đức và một số khu đất xung quanh.

Ưu điểm của Thành phố Thủ Đức

“Cùng với trung tâm đô thị Trường Thọ, để tạo điểm nhấn, điểm khác biệt cho thành phố Thủ Đức so với các thành phố khác như kỳ vọng của trung ương, TP.HCM cần có 7 khu đô thị gắn trong quy hoạch chung của TP cũng như quy hoạch vùng” – TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn hiến kế.

Các bước quy hoạch

Bước 1

Theo ông Nguyễn Thành Phong, đầu tiên TP cần xây dựng trung tâm tài chính Thủ Thiêm. Có tầm như trung tâm tài chính Hồng Kông, Thượng Hải,… với những tập đoàn hàng đầu thế giới.

Bước 2

Xây dựng khu đô thị công nghệ cao. Với hạt nhân là Khu Công nghệ cao sẵn có. Vừa nghiên cứu vừa sản xuất sản phẩm công nghệ.

Bước 3

Xây dựng khu đô thị đại học. Với hệ thống ĐHQG TP HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Fulbright Việt Nam, ĐH Nông Lâm, chi nhánh các trường đại học của các tỉnh lân cận… Cùng hợp tác, kết nối với nhau để chia sẻ những hạ tầng hiện đại. Ví dụ như thư viện số, phòng thí nghiệm quốc tế, khu thể dục thể thao.

Ở khu đô thị này, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng phải hướng đến mục tiêu là nâng tầm giáo dục đại học Việt Nam. Mà TP là mũi nhọn với ít nhất một cụm đại học đạt đẳng cấp quốc tế. Giúp nâng cao dân trí, cung cấp nhân sự cho trung tâm tài chính Thủ Thiêm và khu đô thị công nghệ cao.

Bước 4

Xây dựng khu đô thị hoàn toàn mới đó là khu đô thị logistics. Nằm trong quy hoạch vùng để kết nối các tỉnh lân cận. Khi hình thành, khu đô thị sẽ cung ứng dịch vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa cho người dân.

Bước 5

Xây dựng thêm khu đô thị sáng tạo mang tính tổng hợp. Tạo điều kiện cho những nhà nghiên cứu, sáng chế tận dụng những “tài nguyên”. Và thông tin của các khu đô thị trên để nghiên cứu sản phẩm mới ứng dụng vào công nghiệp. Nhất là khi thành phố Thủ Đức đã có sẵn nhiều khu công nghiệp lớn.

Bước 6

Xây dựng khu đô thị Rạch Chiếc – nơi diễn ra các sự kiện thể dục thể thao lớn của TP, cả nước. Thậm chí là tổ chức SEA Games, Thế vận hội…

Bước 7

Xây dựng khu đô thị nông nghiệp công nghệ cao cung cấp thực phẩm sạch cho người dân. Chức năng quan trọng nhất của khu đô thị này là vành đai xanh xung quanh đô thị, lá phổi cho thành phố Thủ Đức. Đây cũng là không gian dành cho nước, phục vụ chống ngập.

Nội dung dự án phân tách và xây dựng thành phố Thủ Đức

Trong quá trình lập quy hoạch, cần nghiên cứu nội dung quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố (Thành phố Thủ Đức tương lai) gắn với quy hoạch chung xây dựng Thành phố cũng như quy hoạch vùng, tránh trùng lắp định hướng phát triển giữa các vùng, các khu vực và tránh tạo ra cạnh tranh nội vùng, dễ làm phân tán nguồn lực.

Tổng quan dự án

Việc quy hoạch Thành phố Thủ Đức tương lai cần thiết kế không gian rộng rãi, xanh sạch đẹp, hiện đại. Và có khả năng tương tác cao, đáng sống, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Và chú ý tới yếu tố dịch tễ, không để phát sinh lây lan dịch bệnh nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay. Làm rõ các điểm nhấn, điểm khác biệt của Thành phố Thủ Đức tương lai. So sánh không chỉ với các thành phố trong nước. Mà còn đối với các trung tâm tài chính, công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo trong khu vực Châu Á và một số thành phố phát triển trên thế giới.

Kế hoạch của dự án

Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao dựa vào định hướng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao. Ở phía Đông Thành phố để xác định tiêu chí nhà đầu tư. Tham mưu UBND Thành phố xây dựng chương trình. Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để tìm hiểu các nhu cầu đầu tư. Cũng như giới thiệu, cung cấp thông tin để thu hút, kêu gọi và lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài. Và các tập đoàn công nghệ, tài chính, bất động sản hàng đầu thế giới.

Kế hoạch của dự án

Đồng thời làm rõ hình thức huy động vốn nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho Thành phố Thủ Đức. Nguồn lực theo hình thức xã hội hóa. Trong đó cần lưu ý đến việc áp dụng hình thức đầu tư phù hợp. Trong bối cảnh Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) hiện đã dừng hình thức đầu tư xây dựng – chuyển giao (BT). Tổng hợp số lượng nhà đầu tư. Tổng số vốn đầu tư của các tập đoàn. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trên địa bàn các quận 2, 9, Thủ Đức. Và số lượng đã đăng ký đầu tư nhưng tạm ngưng, tạm nghỉ và sẽ hoạt động trong thời gian tới.

Ngoài ra, UBND Thành phố cũng giao Sở Xây dựng tham mưu việc lập Chương trình phát triển đô thị TP.HCM và Chương trình phát triển từng đô thị song song với công tác lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM.

Tiến trình 

Giữa tháng 8 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý thực hiện chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM. Trên cơ sở sắp xếp 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2019-2021.

Việc thành lập Thành phố Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao là phù hợp. So với chủ trương chung về phát triển kinh tế số. Và phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo.

Lưu ý trong việc quy hoạch

Trong quá trình xây dựng đề án, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý TP.HCM nên tổ chức lấy ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng như các tập đoàn công nghệ, tài chính, bất động sản hàng đầu thế giới về định hướng xây dựng Thành phố Thủ Đức (có thể thực hiện qua hình thức họp trực tuyến). Việc này nhằm tìm hiểu các nhu cầu đầu tư, yêu cầu về cơ sở hạ tầng… Để có thể tích hợp vào quy hoạch, định hướng chung của thành phố.

Để thu hút đầu tư vào Thành phố Thủ Đức, TP.HCM cần làm rõ các điểm nhấn, điểm khác biệt của thành phố mới. Trong việc so sánh không chỉ với các thành phố trong nước. Mà còn đối với các trung tâm tài chính, công nghệ trong khu vực Châu Á. Để làm được điều này, TP.HCM cần làm việc với các Bộ, ngành để có thể tích hợp các đề án, chương trình liên quan vào định hướng phát triển của thành phố mới.

Quy hoạch Thành phố Thủ Đức cần được gắn trong quy hoạch chung của TP.HCM

Quy hoạch Thành phố Thủ Đức cần được gắn trong quy hoạch chung của TP.HCM cũng như quy hoạch vùng. Nhằm để tạo động lực tăng trưởng, hỗ trợ, tránh trùng lặp định hướng phát triển giữa các vùng, các khu vực. Và tránh tạo ra cạnh tranh nội vùng không cần thiết, dễ làm phân tán nguồn lực.

Quy hoạch Thành phố Thủ Đức cần được gắn trong quy hoạch chung của TP.HCM

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng giao TP.HCM làm rõ hình thức huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho thành phố Thủ Đức. Trong đó, nếu có các nguồn lực theo hình thức xã hội hóa. Thì cần lưu ý đến việc áp dụng hình thức đầu tư phù hợp theo quy định của pháp luật. Trong bối cảnh Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) hiện đã dừng hình thức đầu tư xây dựng – chuyển giao (BT).

Bên cạnh các yếu tố kinh tế, tài chính. Thì Thành phố Thủ Đức cần thiết kế không gian rộng rãi, xanh sạch đẹp, đáng sống. Và yếu tố liên quan tới dịch tễ không để phát sinh lây lan dịch bệnh cần phải được tính toán trước. Nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay.

Nội dung các đồ án quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1993 đến nay đã có 3 đồ án quy hoạch chung xây dựng TP.HCM được lập và phê duyệt:

“Quy hoạch tổng thể xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” (gọi tắt là Quy hoạch 1993), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 20-TTg ngày 16 tháng 01 năm 1993.

“Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” (gọi tắt là Quy hoạch 1998) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1998.

“Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” (gọi tắt là Quy hoạch 2010) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010.

Nguồn: cafeland.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *