Hàng loạt các ngân hàng đang điều chỉnh việc tăng lãi suất huy động

276
Hàng loạt các ngân hàng điều chỉnh việc tăng lãi suất huy động

Sau một khoảng thời gian điều chỉnh giảm lãi suất, gần đây hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) điều chỉnh tăng, thậm chí tăng mạnh thêm đến 0,9%/năm. Mục đích để giữ tiền gửi và chuẩn bị nguồn vốn cho vay khi hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh trở lại. Điều đó góp phần cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ và tầm trung có cơ hội để tiếp tục phát triển. Quyết định tăng lãi suất của hàng loạt các ngân hàng cũng có rất nhiều ảnh hưởng đến người tiêu dùng cá nhân và các chủ đầu tư.

Mặt tích cực của việc tăng lãi suất

Tăng ở các kỳ hạn

Tăng ở các kỳ hạn

Theo nhận định của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), từ đầu tháng 3/2021 đến nay, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 6 – 12 tháng ở một số ngân hàng quy mô nhỏ có sự nhích lên nhẹ so với thời điểm cuối năm 2020.

Tại Techcombank, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng đối với khách hàng thường tăng từ 2,75%/năm lên 3,1%/năm; với khách hàng thường trên 50 tuổi tăng từ 2,95%/năm lên 3,2%/năm. Tương tự, lãi suất áp dụng cho khách hàng ưu tiên cũng tăng từ 2,9 – 3,1%/năm lên 3,2 – 3,4%/năm.

Kỳ hạn 6 tháng tăng mạnh

Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất tiết kiệm đối với khách hàng thường được ngân hàng này tăng mạnh tới 0,6%, lên 4,4 – 4,7%/năm. Lãi suất áp dụng cho khách hàng ưu tiên cũng tăng từ 4,1 – 4,3%/năm, lên 4,5 – 4,8%/năm. Với kỳ hạn 12 tháng, Techcombank tăng thêm khoảng 0,5%/năm; lên 5,1 – 5,4%/năm đối với khách hàng thường và 5,2 – 5,5%/năm đối với khách ưu tiên.

Biểu suất huy động mới cho khách hàng cá nhân của VPBank cũng được điều chỉnh tăng từ ngày 2/3. Cụ thể, ở kỳ hạn 3 tháng, lãi suất áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy với số tiền dưới 300 triệu đồng là 3,5%/năm, tăng 0,2% so với tháng trước. Còn với khoản tiền gửi từ 3 tỷ đồng trở lên; khách hàng sẽ được hưởng lãi suất 3,7%/năm, tức tăng 0,05 – 0,1% so với trước. Với kỳ hạn 5 tháng, lãi suất tiền gửi của VPBank hiện là 3,5 – 3,7%/năm, tăng 0,05 – 0,2% so với trước đó.

Các ngân hàng nhỏ

Tại ngân hàng Quân đội (MB) cũng tăng lãi suất tiết kiệm đối với một số kỳ hạn. Theo đó lãi suất kỳ hạn 12 tháng được nâng lên 5,3%/năm; lãi suất kỳ hạn 6 tháng được nâng lên 4,68%/năm.

Nhìn chung, mặt bằng lãi suất của nhiều ngân hàng đều có sự điều chỉnh. Trong đó phần lớn các ngân hàng nhỏ có mức lãi suất hấp dẫn ở các kỳ hạn dài từ 18 – 36 tháng với lãi suất trên 7%/năm. Đối với kỳ hạn 6 tháng, các ngân hàng: NCB, CBBank, NamABank, VietABank… đều áp dụng mức lãi suất trên 6%/năm.

Nhóm ngân hàng lớn

Riêng với nhóm ngân hàng lớn như Techcombank, Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank; mức trả lãi thấp hơn và xoay quanh mức từ 2,8 – 4%/năm cho các kỳ hạn dưới 6 tháng.

Hình thức ký gửi online

Hình thức ký gửi online

Tuy nhiên, nếu khách hàng gửi tiết kiệm online. Mức lãi suất sẽ cao hơn gửi tại quầy. Điển hình như các ngân hàng NamABank, Kienlongbank, SCB, VietCapitalBank áp dụng lãi suất từ 6,8 – 6,9%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Từ 6,4 – 6,7%/năm cho kỳ hạn 9 tháng và từ 6,2 – 6,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng. Mức lãi suất này lần lượt cao hơn từ 0,1 – 0,8%/năm so với huy động tại quầy các kỳ hạn tương ứng. Với kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng gửi online tại Sacombank và SCB lần lượt là 5,9% và 6,5%… còn ACB, VPBank, TPBank, HDBank là trên 6%/năm.

Tăng lãi suất huy động để… giữ tiền tiết kiệm

Hệ quả của việc giữ nguyên mức lãi suất huy động

Chị Ngô Thị Hạnh (Đội Cấn, Hà Nội) cho biết hôm 24-3 đã chuyển 1,8 tỉ đồng tiền tiết kiệm kỳ hạn 1 năm vừa đến hạn tất toán sang gửi chỉ 1 tháng do lãi suất quá thấp, chỉ còn 3,5-6%/năm tùy kỳ hạn và số tiền gửi.

“Chính nhân viên NH đã tư vấn cho tôi nên chuyển tiền tiết kiệm sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp để có lợi hơn. Vì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp là 7,1%/năm. Nhưng tôi đang phân vân vì bất động sản đang là kênh đầu tư hấp dẫn” – chị Hạnh nói.

Tương tự, chị Anh Thư (Q.3, TP.HCM) cũng vừa rút tiền tiết kiệm để chuyển sang mua trái phiếu tại một NH cổ phần.

“Đây là dạng trái phiếu đầu tư, số tiền mua tối thiểu là 200 triệu đồng, lãi suất lên đến 8,2%/năm. Nhân viên NH cũng gợi ý cho tôi về chứng chỉ tiền gửi 12 tháng với lãi suất lên đến 6,7%/năm. Số tiền tối thiểu là 100 triệu” – chị Anh Thư kể.

Sức ép tăng lãi suất

Nhiều nhân viên NH thừa nhận sức ép huy động cũng tăng hơn khi nguồn vốn chảy vào NH có dấu hiệu sụt giảm.

Anh Minh Khang (Q.Phú Nhuận) cho biết; trước đây có gửi tiết kiệm tại một số NH. Gần đây liên tục nhận được tin nhắn của nhân viên NH “năn nỉ” anh chuyển tiền về gửi vì “huy động sụt giảm”; không đạt chỉ tiêu được giao.

Trước xu hướng rút tiết kiệm để đầu tư vào một số kênh sinh lợi cao hơn trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm quá thấp. Lãi suất huy động trên thị trường có xu hướng tăng nhẹ; với mức tăng thêm 0,1-0,3%/năm.

Cá biệt như VPBank đã tăng lãi suất đến lần thứ 2 trong tháng 3. Với lãi suất kỳ hạn 1 tháng hiện là 3,65%/năm; cao hơn so mức 3,45%/năm trước đó. Kỳ hạn 12 tháng cũng tăng thêm 0,2%/năm, lên 5,3%/năm.

Chiều lòng các khách hàng

Chiều lòng các khách hàng

Các sản phẩm cũng được một số NH “biến tấu” theo kiểu biến ngắn thành dài nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm. Chẳng hạn tại một NH, dù sản phẩm chứng chỉ tiền gửi 12 tháng; nhưng nhân viên NH tư vấn rằng khách hàng chỉ gửi 6 tháng là có thể hưởng lãi suất 6,7%/năm.

Ngoài ra, một số NH thiết kế các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Chỉ cần duy trì qua 15 ngày là được hưởng lãi suất lên đến 4,5-4,6%/năm. Nếu qua 45 ngày sẽ được hưởng lãi suất từ 4,7-4,8%/năm.

Bằng cách này, NH có thể trả cho người gửi tiền mức lãi cao hơn so với gửi tiết kiệm. Bởi lãi suất tiết kiệm với kỳ hạn 1-5 tháng cao nhất cũng chỉ 4%/năm; và 0,1% nếu gửi không kỳ hạn.

Mặt tối của việc gia tăng lãi suất huy động

Lạm phát đẩy lãi suất

Lạm phát đẩy lãi suất

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế – tài chính, mặc dù lãi suất huy động có tăng nhẹ. Nhưng nhóm 10 ngân hàng thương mại có quy mô tiền gửi tiết kiệm cao nhất hệ thống ít có sự thay đổi biểu lãi suất huy động.Tuy nhiên, dự báo quý II/2021, lãi suất sẽ thiết lập mặt bằng mới.

Chuyên gia Cấn Văn Lực nhận định, nguyên nhân lãi suất tăng là do áp lực lạm phát sẽ tăng. Có thể thấy, ngoài xăng dầu tăng giá thì việc kiểm soát tốt dịch COVID-19 khiến nhu cầu ở nhóm dịch vụ ăn uống; giải trí và đi lại tăng lên. Bên cạnh đó, yếu tố từ ngoài nước cũng đang gây áp lực lên lạm phát. Hiện nhiều ngân hàng Trung ương trên thế giới tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Đưa ra thông điệp sẵn sàng chấp nhận lạm phát có thể tăng. Điển hình là gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của Mỹ có thể làm nền kinh tế thế giới bị “quá nhiệt”; làm tăng lạm phát.

Bối cảnh thực tế

Bối cảnh thực tế

Trong bối cảnh kinh tế vẫn chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Đại diện HSBC cho rằng nhiều ngành hàng sẽ phải mất 1 – 2 năm; để phục hồi nên các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu… cũng sẽ gặp rủi ro hơn. Vì vậy, kênh tiết kiệm ngân hàng vẫn sẽ là kênh an toàn đối với người dân. Về lạm phát, điều này không đáng lo ngại. Vì lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2021 dự kiến khoảng 3%. Do đó. việc duy trì tỷ lệ lạm phát dưới mức 4% sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước giữ vững quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và phù hợp trong suốt năm 2021. Như vậy, mặt bằng lãi suất đầu vào và đầu ra sẽ không có biến động lớn.

Những lo ngại về việc tăng lãi suất

Mặt khác, chỉ số CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2021 vẫn giảm 0,14% so với cùng kỳ năm 2020. Do vậy, làn sóng tăng lãi suất chưa lan rộng. Trong khi thanh khoản thị trường còn khá dồi dào và cầu tín dụng chưa tăng cao. Theo đó, dù các ngân hàng đang bước vào đợt tăng lãi suất. Song so với trước đây, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức thấp. Mức lãi suất huy động mà các ngân hàng áp dụng toàn thị trường; hiện cao nhất chỉ khoảng 6,9%/năm kỳ hạn 12 tháng ở một số ngân hàng quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, trước động thái tăng lãi suất huy động của một số ngân hàng. Nhiều ý kiến lo ngại lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo. Dù vậy, nhiều ngân hàng cho rằng việc điều chỉnh lãi suất đầu vào chỉ mang tính cục bộ ở một vài ngân hàng; không phải xu hướng chung của thị trường. Bởi hiện nay, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang ở trạng thái dồi dào. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp. Các ngân hàng đang tiết giảm chi phí đầu vào để giảm được lãi suất cho vay, kích cầu tín dụng.

Trang Bất động sản ngày nay xin các ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *