Đồ án quy hoạch Hà Nội và những ảnh hưởng

271
Đồ án quy hoạch Hà Nội và những ảnh hưởng

Suốt thời gian qua, thành phố Hà Nội vẫn luôn là vùng đất có thị trường bất động sản sôi động nhất cả nước. Hà Nội sở hữu vị trí đầu não quan trọng của Việt Nam với nhiều cơ quan hành chính, pháp luật cũng như nhiều công ty, trường học lớn. Nơi đây còn nằm tiếp giáp với nhiều tỉnh thành với nhiều khu công nghiệp lớn, sân bay. Nhờ vậy, quy hoạch Hà Nội này luôn thu hút đông đảo người dân đến sinh sống và làm việc. Điều này đòi hỏi các cơ quan lãnh đạo phải có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, tiện ích, giao thông thuận tiện nhất.

Nhằm thực hiện mục tiêu và phát triển bền vững hơn, trong các năm tới, Hà Nội sẽ tiến hành quy hoạch phân khu đô thị. Đây được xem là một điều cần thiết và hiển nhiên nhằm đáp ứng được sự tăng trưởng mạnh mẽ của Hà Nội. Sau đây, hãy cùng batdongsanngaynay.com tìm hiểu ngay các đồ án quy hoạch Hà Nội mới nhất trong bài viết bên dưới.

Tình hình quy hoạch Hà Nội trong những năm qua

Trong những năm qua, TP Hà Nội đã huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng; cải thiện môi trường đầu tư; phát triển du lịch; đưa Thủ đô trở thành một trung tâm kinh tế năng động; có tốc độ tăng trưởng nhanh. Thời gian tới, thành phố tiếp tục khơi mở các tiềm năng. Để phát triển nhanh và bền vững hơn nữa. TP Hà Nội dự kiến từ năm 2030 đến 2050 sẽ giãn khoảng 215.000 dân; tại khu vực bốn quận nội đô lịch sử.

Tình hình quy hoạch Hà Nội trong những năm qua

Sáng 22-3, TP Hà Nội tổ chức công bố sáu đồ án quy hoạch phân khu đô thị của bốn quận nội thành cũ. Đây là 6/8 quy hoạch phân khu đô thị còn lại trong số 35 quy hoạch được giao cho Hà Nội lập. Để cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011. Hai quy hoạch còn lại là phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống. Như vậy, sau 10 năm “thai nghén”; đến nay sáu quy hoạch phân khu tại bốn quận nội thành cũ của Hà Nội mới chính thức ra đời.

Quy hoạch Hà Nội tại bốn quận lõi sau 10 năm thai nghén

Sáu đồ án quy hoạch phân khu đô thị này bao phủ diện tích hơn 2.709 ha với dân số hiện trạng gần 900.000 người. Dự kiến từ năm 2030 đến 2050; quy hoạch sẽ kiểm soát dân số ở khu vực lõi này về mức gần 650.000 người; giảm khoảng 215.000 người so với dân số hiện nay. Theo các đồ án quy hoạch; khu vực phố cổ (thuộc quy hoạch phân khu H1-1A) là khu vực đô thị cổ có giá trị về lịch sử và văn hóa. Chức năng chủ yếu là thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng.

Khu phố cũ

Khu phố cũ (thuộc quy hoạch phân khu đô thị H1-1C; và một phần các quy hoạch phân khu H1-2, H1-3, H1-4); là khu đô thị cũ với nhiều công trình có giá trị lịch sử và văn hóa, kiến trúc. Các chức năng chủ yếu là di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở, cơ quan; dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa, y tế và các chức năng công cộng khác.

Khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận

Khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận

Khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận (thuộc quy hoạch phân khu H1-1B); là vùng thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Các chức năng chủ yếu là trung tâm văn hóa, hành chính, thương mại, dịch vụ, du lịch. Kết hợp với nhà ở; các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng.

Khu vực hạn chế phát triển

Khu vực hạn chế phát triển là phần còn lại của các quy hoạch phân khu H1-2, H1-3, H1-4 là khu vực cải tạo. Và hạn chế phát triển xây dựng nhà ở cao tầng. Các chức năng chủ yếu là nhà ở, cơ quan, di sản, di tích, du lịch, dịch vụ thương mại, tiện ích đô thị…

Tại lễ công bố, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn khẳng định: “Việc thông qua sáu đồ án quy hoạch cùng với quy hoạch sông Hồng, sông Đuống dự kiến được phê duyệt tới đây. Là cơ sở pháp lý quan trọng để TP xác định các dự án đầu tư xây dựng; quản lý chỉnh trang đô thị. Đồng thời cải thiện về cơ bản điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh; hiện đại và phát triển bền vững…”.

Hạn chế trong quy hoạch và xây dựng tại vùng lõi

Một trong những điểm nhấn quan trọng của sáu đồ án quy hoạch phân khu đô thị bốn quận nội đô cũ của Hà Nội; là hạn chế xây nhà cao tầng và giãn dân vùng lõi. Cụ thể, quy hoạch dự kiến giảm số hiện trạng tại khu vực này là 887.000 người (theo thống kê tháng 4-2019) về mức 672.000 người trong giai đoạn 2030-2050.

Thông tin chi tiết hơn về nội dung này; ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; cho biết đối với quận Hoàn Kiếm; diện tích quy hoạch 347,65 ha, dân số dự kiến 100.000 người (hiện trạng đang có 91.219 người). Định hướng khu vực này là bảo tồn, tôn tạo, bổ sung hạ tầng xã hội.

Hạn chế trong quy hoạch và xây dựng tại vùng lõi

Đối với quận Ba Đình, diện tích quy hoạch 703,93 ha, dân số dự kiến 160.000 người (hiện trạng khoảng 200.000 người). Quận Đống Đa, diện tích quy hoạch 994 ha, dân số dự kiến 255.000 người (hiện trạng 371.000 người). Quận Hai Bà Trưng, diện tích quy hoạch 664,37 ha, dân số dự kiến 157.000 người (hiện trạng 255.000 người). Cả ba quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng đều có định hướng cải tạo, tái thiết, bổ sung hạ tầng xã hội. Hạn chế phát triển nhà ở cao tầng mới.

Tình trạng di chuyển dân cư ở khu vực quận lõi

Ông Hùng cho biết qua tính toán; việc giảm 215.000 người dân khỏi khu vực bốn quận vùng lõi trên là khả thi. Cụ thể, thứ nhất, việc di chuyển các cơ sở ra khỏi nội đô lịch sử sẽ giảm khoảng 120.000 người. Trong đó, giải phóng mở đường khoảng 213 ha; giải phóng dân cư các khu lấn chiếm; các khu di tích lịch sử, các khu lấn chiếm đất công…

Tình trạng di chuyển dân cư ở khu vực quận lõi

“Khoảng 100.000 dân còn lại sẽ giảm cơ học; mang tính tự nhiên. Bởi sự di dời các bộ, ngành khỏi nội đô sẽ kéo theo một bộ phận lớn người dân đi theo. Cùng với đó, khi hình thành các khu đô thị mới bên ngoài cũng kéo người dân di dời ra ngoài. Như ở Hoàn Kiếm, trong sáu năm trở lại đây; dân số đã giảm 20.000 người” – ông Hùng nói.

Định hướng phát triển dân cư ở khu vực lõi

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin các quận nội thành sẽ phát triển theo hướng hạn chế nhà cao tầng; không tăng dân số. Theo đó, khu phố cổ được phép cao 3-4 tầng (12-16 m); khu vực Hồ Gươm và phụ cận được xây công trình cao không quá 16 m; khu phố cũ được phép xây 4-6 tầng (16-22 m); các khu vực hạn chế phát triển được xây 5-7 tầng (20-25 m).

“Không gian đô thị ở phố cổ, phố cũ của Hà Nội được xác định chủ yếu là công trình thấp tầng. Công trình cao tầng được bố trí dọc các tuyến đường vành đai; đường hướng tâm và các khu tái thiết đô thị. Khu vực có công trình cao tầng; TP Hà Nội ưu tiên giảm mật độ xây dựng để bổ sung các tiện ích như cây xanh, bãi đỗ xe” – ông Tuấn cho hay.

Phát duy giá trị di sản bằng cách ưu tiên diện tích phố cổ

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết. Quy hoạch nội đô lịch sử vừa được phê duyệt cũng gắn với đề án giãn dân tại quận Hoàn Kiếm. Đã triển khai trong nhiều năm qua. “Trong những năm qua quận đã tuyên truyền; nâng cao nhận thức cho người dân về việc bảo tồn; phát huy giá trị di sản đô thị. Đồng thời dành nguồn lực rất lớn cho giải phóng mặt bằng; di chuyển các hộ dân sống trong di tích, trường học, công sở. Vì vậy, như báo cáo công bố; số lượng dân cư trên địa bàn quận đã giảm so với trước đây” – ông Long nói.

Theo ông Long, có một thực tế là nhu cầu của người dân hiện nay cao hơn so với trước. Nhiều người mong muốn có diện tích nhà ở lớn hơn, tiện nghi hơn, nhà ở trong phố cổ không đáp ứng được. Vì thế họ chọn việc di chuyển ra ngoài. Các diện tích ở phố cổ ưu tiên cho việc phát huy giá trị di sản, phục vụ du lịch, thương mại…

Nguồn: cafeland.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *