Cách quản lý tài chính nào hợp với công ty bất động sản khởi nghiệp?

278
Phương pháp quản lý tài chính nào phù hợp với công ty bất động sản khởi nghiệp?

Việc xây dựng một doanh nghiệp bất động sản yêu cầu rất nhiều những yếu tố lớn nhỏ. Từ những vấn đề về mặt bằng, huy động vốn, các vấn đề về luật pháp đến giấy phép… Việc thiếu hiểu biết về những vấn đề căn bản này có thể dẫn đến vô vàn những hệ lụy tiêu cực. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp, vấn đề về tài chính là vấn đề bạn sẽ phải đối mặt thường xuyên. Việc lựa chọn những phương pháp quản lý tài chính phù hợp có thể giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua giai đoạn khó khăn và tạo nền móng vững chắc về lâu dài.

Duy trì số điểm tín dụng đủ tốt

Trong trường hợp muốn vay tiền để phục vụ cho công việc kinh doanh, bạn cần có một số điểm tín dụng đủ tốt. Việc cho các công ty khởi nghiệp vay vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đối với những ngân hàng và công ty cho vay. Vì vậy, họ sẽ dựa vào số điểm tín dụng hiện có của bạn. Để xác định xem liệu rằng có nên cho bạn vay vốn hay không? Bạn cần quản lý tốt các khoản nợ, hạn chế nợ xấu và nợ tồn. Cùng với đó là tham gia các chương trình để thúc đẩy số điểm tín dụng cá nhân.

Tận dụng nguồn vốn cá nhân phù hợp

Theo thống kê từ trang Entrepreneur, có tới 64,4% các công ty khởi nghiệp sử dụng nguồn vốn cá nhân. Qua đó biến đây trở thành nguồn vốn phổ biến nhất. Nguồn vốn cá nhân là một cách tuyệt vời để đưa doanh nghiệp của bạn đi vào hoạt động. Nhưng bạn phải sử dụng một cách hiệu quả. Nếu không, nó hoàn toàn có thể gây hại cho cả công ty lẫn chính bạn.

Điều quan trọng cần lưu ý đó là mức phí quá cao. Sử dụng vốn cá nhân cho các doanh nghiệp nhỏ thường liên quan đến việc chuyển những khoản tiền lớn bằng USD. Qua đó có thể phát sinh phí cao và tạo ra gánh nặng không đáng có.

Tận dụng nguồn vốn cá nhân phù hợp

Giữ cho ngân sách ở mức ổn định

Cách duy nhất để giữ cho ngân sách của công ty luôn ở mức ổn định là nỗ lực quản lý chúng một cách hiệu quả. Ngay cả những nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu cũng phải học cách xây dựng và quản lý ngân sách. Bởi điều này sẽ giúp công ty phát triển bền vững hơn. Nếu bạn muốn dẫn đầu, bạn sẽ cần một nguồn ngân sách được duy trì ổn định.

Mỗi doanh nghiệp sẽ cần một loại ngân sách khác nhau tùy thuộc vào quy mô cũng như mục tiêu. Vì vậy, bạn cần thiết lập một bảng cân đối để theo dõi khi sử dụng ngân sách.

Xây dựng các quỹ dự phòng

Các chuyên gia của trang Entrepreneur cho biết trong số các doanh nghiệp gặp thất bại trên thị trường bất động sản. Có tới 82% trong số đó là không trích lập các quỹ dự phòng. Đại dịch Covid-19 đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng không có điều gì là chắc chắn trên thế giới này. Bất cứ ai muốn tồn tại và đảm bảo khả năng phục hồi sau các đợt suy thoái. Đều cần có những quỹ khẩn cấp hoặc quỹ dự phòng. Với các công ty khởi nghiệp, việc trích lập quỹ dự phòng là tương đối khó. Nhưng điều này không quá quan trọng. Bạn có thể giảm bớt các khoản mục chi tiêu không cần thiết để lấy đó làm quỹ dự phòng cho công ty.

Xây dựng các quỹ dự phòng

Trau dồi hiểu biết về luật pháp

Để thành lập và vận hành một doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức về pháp luật, đặc biệt là về thuế. Trên thực tế, có không ít các công ty từng gặp thất bại khi những người đứng đầu không hiểu biết về các quy định liên quan đến thuế. Để tránh việc công ty bị kìm hãm sự phát triển bởi các khoản thuế hay các bộ luật, những người đứng đầu cần tìm hiểu và bổ sung các kiến thức chuyên môn cũng như cập nhật thường xuyên sự thay đổi của luật pháp.

Quản lý và nắm bắt được tình hình tài chính có thể tạo ra tác động lớn tới sự phát triển của các doanh nghiệp bất động sản. Tất nhiên, luôn tồn tại những khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Ngoài ra, thị trường chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi liên tục. Tuy nhiên, một khi bạn có những hiểu biết nhất định, việc vận hành và phát triển các doanh nghiệp sẽ đơn giản hơn nhiều.

Nắm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp

Các nhà quản lý tài chính cần phải nắm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp của mình. Để làm được điều này, các bạn cần phải dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sau đó tiến hành phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp qua các số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh.

Nắm rõ tình hình tài chính doanh nghiệp

Chú trọng cơ chế quản lý

Người quản lý tài chính phải chú trọng đến cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Nhất là nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý nguồn vốn quyết định đến sự phát triển các hoạt động kinh doanh. Đồng thời phải đảm bảo tính an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Vì thế nên cần phải điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào.

Việc quản lý tài chính doanh nghiệp phải tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính. Phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Nân cao năng lực bộ máy quản lý

Cần phải đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn. Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh.

Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Tư vấn hỏi đáp.

Nguồn: cafeland.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *